Sách là kho tàng tri thức vô tận, là người bạn đồng hành của con người trong mọi giai đoạn của cuộc đời. Đối với trẻ em, sách không chỉ là nguồn cung cấp kiến thức mà còn là phương tiện để phát triển tư duy, sáng tạo, nuôi dưỡng tâm hồn. Trong nhà trường, tiết đọc sách thư viện là một hoạt động quan trọng, góp phần khơi dậy tình yêu đọc sách cho trẻ.
Tìm hiểu về tiết đọc sách
Tiết đọc là một hoạt động thư viện được tổ chức định kỳ và đưa vào thời khóa biểu, có thời lượng bằng một tiết học. Hoạt động này do giáo viên hoặc nhân viên thư viện thực hiện tại thư viện hoặc tại lớp học, nhằm mục đích hình thành và phát triển thói quen đọc sách cho học sinh.
Tầm quan trọng của tiết đọc sách với trẻ
Tiết đọc là một tiết học quan trọng trong chương trình giáo dục, đặc biệt là đối với trẻ em. Thông qua tiết đọc này, trẻ có cơ hội tiếp cận với nguồn tri thức khổng lồ, từ đó bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kỹ năng và phát triển toàn diện về nhân cách.
Về mặt kiến thức, việc đọc sách thường xuyên giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh. Trẻ có thể tìm thấy trong thư viện những cuốn sách về mọi lĩnh vực, từ khoa học, xã hội, văn học, nghệ thuật đến lịch sử, địa lý. Việc đọc sách giúp trẻ khám phá những điều mới mẻ, học hỏi những kiến thức bổ ích.
Về mặt kỹ năng, tiết đọc sách giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng đọc hiểu, đọc diễn cảm, viết lách, thuyết trình,… Đây là những kỹ năng quan trọng giúp trẻ học tập hiệu quả và thành công trong cuộc sống.Trẻ có thể thông qua đó phát triển khả năng tư duy, phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề.
Về mặt nhân cách, thông qua những câu chuyện, bài học trong sách, trẻ được hình thành những phẩm chất tốt đẹp như: lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, lòng dũng cảm,… Tất cả đều là những phẩm chất cần thiết để trở thành một người có ích cho xã hội, để biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với người khác.
Hiệu quả của tiết đọc sách đối với trẻ
Việc đọc sách đem lại rất nhiều lợi ích cho trẻ như:
- Giúp trẻ hiểu biết thêm nhiều từ vựng, rèn luyện ngữ pháp.
- Trẻ nhỏ làm quen dần với chữ cái – là tiền để để trẻ đọc viết tốt sau này.
- Giúp trẻ thêm yêu việc đọc sách.
- Rèn luyện tính tập trung và kỹ năng nghe hiểu.
- Giúp phát triển trí tưởng tượng của trẻ.
- Kích thích tính tò mò, sự ham học hỏi để trẻ tìm hiểu về thế giới xung quanh.
- Phát triển các kỹ năng xã hội và quản lý cảm xúc để từ đó xây dựng tốt mối quan hệ với những người xung quanh.
Các bước cơ bản của tiết đọc sách
1. Thời gian:Đối với học sinh khối 4-5, thời gian dành cho hoạt động Đọc cá nhân là 35 phút. Nếu còn thời gian, giáo viên có thể tổ chức thêm các hoạt động mở rộng.
2. Vật liệu hỗ trợ: Sách phù hợp với trình độ đọc của học sinh.
– Chuẩn bị: Để tổ chức tiết đọc thư viện, giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ sách có trình độ đọc phù hợp cho học sinh, đảm bảo mỗi học sinh đều có sách để đọc. Ngoài ra, giáo viên cần chuẩn bị các vật dụng cần thiết để tổ chức hoạt động mở rộng, như: giấy, bút, bảng, phấn,…
Tiến trình thực hiện | |
Giới thiệu | 2 – 3 phút | – Cả lớp |
1. Ổn định chỗ ngồi và phổ biến nội quy thư viện.
2. Giới thiệu về các hoạt động mà các em học sinh sắp tham gia. |
|
Trước khi đọc | 4 – 5 phút | – Cả lớp |
1. Giới thiệu về mã màu/mã sách phù hợp cho học sinh.
2. Hướng dẫn cách sử dụng sách đúng. 3. Mời từ 6 – 8 học sinh lên chọn sách và chọn vị trí ngồi đọc. |
|
Trong khi đọc | 10 – 20 phút | Cá nhân |
Lưu ý: Đối với học sinh khối 1-3, thời gian dành cho hoạt động Đọc cá nhân ở những tiết đầu tiên chỉ khoảng 10 phút. Đây là thời gian hợp lý để học sinh bắt đầu làm quen với hoạt động mới. Khi học sinh đã quen với hoạt động Đọc cá nhân, giáo viên sẽ tăng thêm thời gian cho hoạt động này vào khoảng học kỳ 2 của năm học.
Đối với học sinh khối 4-5, thời gian dành cho Đọc cá nhân sẽ kèo dài hơn, khoảng 15-20 phút. 1. Giáo viên di chuyển xung quanh để quan sát xem học sinh có đang đọc sách không. 2. Lắng nghe học sinh đọc sách, đồng thời động viên, khích lệ các em. 3. Sử dụng quy tắc 5 ngón tay để xác định học sinh gặp khó khăn khi đọc, sau đó hướng dẫn các em chọn sách phù hợp với trình độ của mình. 4. Quan sát cách học sinh lật sách, kịp thời nhắc nhở và hướng dẫn các em cách lật sách đúng. |
|
Sau khi đọc | 6-7 phút | Cả lớp |
1. Nhắc học sinh quay lại vị trí ngồi ban đầu.
2.Mời 3-4 học sinh chia sẻ về quyển sách mà các em đã đọc. Có thể hỏi 1 vài em học sinh chia sẻ về:
3.Nếu không có hoạt động mở rộng, giáo viên hướng dẫn học sinh mang sách trả về đúng rổ sách của từng kệ trong thư viện hoặc để lại trên bàn giáo viên. |
Eduforlife trung tâm phát triển văn hóa đọc, viết cho trẻ
EduForLife là trung tâm chuyên phát triển văn hóa đọc, viết cho trẻ em và thanh thiếu niên tại Việt Nam. Tổ chức được thành lập chính thức vào năm 2015, với tiền thân là Dự án Phát triển văn hóa đọc Sách ơi mở ra, do Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Minh đồng sáng lập, cùng các cộng sự là các nhà giáo dục tâm huyết.
EduForLife có sứ mệnh kết nối các nguồn lực xã hội để nuôi dưỡng thói quen đọc và hướng dẫn kĩ năng đọc cho trẻ, lan tỏa giá trị của việc đọc trong cộng đồng.
Tổ chức đã triển khai nhiều hoạt động nhằm khuyến khích trẻ em đọc sách, bao gồm:
- Các khóa học Đọc thông minh, Viết sáng tạo, Kĩ năng tự học nhằm trang bị cho người học kĩ năng học tập suốt đời.
- Các chương trình tư vấn, đào tạo mô hình phát triển văn hóa đọc cho nhà trường, gia đình và cộng đồng, các nhà xuất bản, các tổ chức phi chính phủ.
- Các hoạt động truyền thông, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa đọc.
Các chương trình của EduForLife đã được triển khai trên khoảng 10.000 học sinh trong và ngoài nước, được áp dụng trong 4 trường học và nhận được sự phản hồi tích cực từ các phụ huynh, giáo viên và học sinh. EduForLife đang tiếp tục nỗ lực để góp phần xây dựng một cộng đồng yêu đọc, biết đọc và đọc tốt.
Với sự phối hợp chặt chẽ của giáo viên, phụ huynh và nhà trường, tiết đọc sách thư viện sẽ là một hoạt động bổ ích, góp phần hình thành và phát triển thói quen đọc sách cho trẻ em, giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tâm hồn.