Văn học đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ. Việc học văn không chỉ giúp trẻ nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ mà còn bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách. Trong đó, kỹ năng viết văn cảm thụ văn học là một kỹ năng quan trọng giúp trẻ rèn luyện khả năng cảm nhận, đánh giá và thể hiện cảm xúc của mình về tác phẩm văn học.
Thế nào là cảm thụ văn học?
Cảm thụ văn học là một hành trình khám phá đầy sáng tạo, nơi ta tiếp nhận, thấu hiểu và đồng cảm với thế giới nghệ thuật độc đáo của tác phẩm. Ta không chỉ đơn thuần nắm bắt nội dung, mà còn hòa mình vào từng câu chữ, hình ảnh, để cảm nhận những giá trị tinh tế, sâu sắc và đẹp đẽ được tác giả gửi gắm. Đó là sự rung động trước những miêu tả tinh tế về tâm trạng nhân vật, hay sự thán phục trước những ẩn dụ, biểu tượng chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa. Cảm thụ văn học giúp ta bồi dưỡng tâm hồn, trau dồi trí tuệ, đồng thời khơi gợi khả năng sáng tạo và tư duy độc lập.
Những kỹ năng cần có khi viết văn cảm thụ văn học
Để có thể cảm thụ văn học tốt, trẻ cần có những kỹ năng như:
1. Kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.
- Phân tích các yếu tố như: nhân vật, tình tiết, xung đột, bối cảnh,…
- Nắm vững các biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm.
2. Kỹ năng cảm nhận:
- Có khả năng cảm nhận được những giá trị tinh thần, tình cảm mà tác phẩm thể hiện.
- Biết cách liên hệ bản thân, rút ra bài học từ tác phẩm.
- Phát triển tư duy sáng tạo, độc đáo trong việc cảm nhận và diễn đạt.
3. Kỹ năng viết:
- Sử dụng ngôn ngữ chính xác, rõ ràng, mạch lạc.
- Diễn đạt cảm nhận một cách sinh động, cụ thể, tránh sáo rỗng.
- Bố cục bài viết hợp lí, logic.
4. Kỹ năng liên hệ:
- Liên hệ tác phẩm với các tác phẩm khác cùng chủ đề, cùng thời kỳ.
- Liên hệ tác phẩm với thực tế đời sống, rút ra bài học cho bản thân.
5. Kỹ năng lập dàn ý:
- Lập dàn ý chi tiết, rõ ràng, đầy đủ các phần.
- Xác định rõ ý chính, luận điểm, luận cứ cho từng phần.
Các bước viết văn cảm thụ văn học
1. Nắm bắt yêu cầu đề bài:
- Xác định điều cần trả lời, ý cần làm nổi bật.
2. Khám phá câu thơ, câu văn hay đoạn trích:
- Đọc: Đọc diễn cảm đúng ngữ điệu, nhịp điệu của tác phẩm, có thể đọc thành tiếng hoặc đọc thầm. Việc này sẽ giúp khơi gợi cảm xúc và giúp các em cảm thụ mạch thơ, mạch văn tự nhiên hơn.
- Tìm hiểu: Dựa vào yêu cầu cụ thể của bài tập và những cảm nhận ban đầu sau khi đọc, học sinh sẽ phân tích cách dùng từ, đặt câu, hình ảnh chi tiết, biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hóa,…) để cảm nhận được nội dung, ý nghĩa đẹp đẽ, sâu sắc toát ra từ câu thơ, câu văn.
3. Viết đoạn văn cảm thụ:
- Mở đoạn: Giới thiệu câu thơ, câu văn hoặc đoạn trích và dẫn dắt người đọc vào nội dung cảm nhận.
- Thân đoạn: Phân tích các yêu cầu đề bài theo mạch logic, kết hợp dẫn chứng cụ thể từ tác phẩm.
- Kết đoạn: Khẳng định lại nội dung cảm nhận và nêu ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.
Một số cách trình bày văn cảm thụ văn học
Để viết một đoạn văn cảm thụ hiệu quả, trẻ có thể áp dụng hai cách trình bày sau:
Cách 1: Mở đầu bằng một câu khái quát (như nêu ý chính của một đoạn thơ, đoạn văn) Những câu tiếp theo là những câu diễn giải nhằm làm sáng tỏ ý khái quát mà câu mở đoạn đã nêu ra. Trong quá trình diễn giải ra kết hợp nêu các tín hiệu, các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để tạo nên cái hay, cái đẹp của đoạn thơ (đoạn văn).
Cách 2: Mở đầu bằng cách trả lời trực tiếp câu hỏi chính: Điểm sáng về nghệ thuật góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho đoạn thơ/đoạn văn là gì? Sau đó, phân tích và làm sáng tỏ các biện pháp nghệ thuật nổi bật (như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa,…) cùng hiệu quả biểu đạt của chúng. Tiếp theo, hãy diễn giải cái hay về nội dung mà các biện pháp nghệ thuật đã thể hiện, góp phần làm nổi bật giá trị tư tưởng, tình cảm của tác phẩm. Cuối cùng, khái quát lại những điểm đã phân tích, khẳng định lại sức hấp dẫn của đoạn thơ/đoạn văn.
Khóa học viết văn cảm thụ văn học tại Eduforlife
Dạng văn cảm thụ văn học luôn là “nỗi ám ảnh” của học sinh bởi tính khó hiểu và khó làm. Khóa học Cảm thụ văn học tại Eduforlife ra đời nhằm giúp các con “giải mã” dạng văn này một cách dễ dàng và hiệu quả.
Với phương pháp giảng dạy mới mẻ, sinh động, khóa học tại Eduforlife sẽ khơi gợi cảm xúc, tạo thói quen viết lách và giúp các con nắm vững bản chất của dạng văn cảm thụ. Qua 16 buổi học, các con sẽ hiểu đúng, viết sâu, biết cách gửi gắm cảm xúc và sáng tạo, từ đó hoàn thiện được đoạn/bài cảm thụ hay và độc đáo.
Eduforlife cam kết giúp con yêu thích và cảm thấy viết văn không còn quá khó khăn nữa. Ba mẹ hãy liên hệ cho Eduforlife để được tư vấn miễn phí về khóa học giúp con tự tin chinh phục dạng văn cảm thụ! Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới:
- Hotline tư vấn: 0819855567
- Thời gian làm việc: 9h – 21h
- Email: contact@eduforlife.edu.vn
Mong rằng bài viết chia sẻ về kỹ năng viết văn cảm thụ văn học cho trẻ của Eduforlife sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh.