Văn hóa đọc là một thói quen, một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống. Đây là cách tiếp thu tri thức, rèn luyện tư duy và phát triển ngôn ngữ có chi phí “rẻ” nhất.
Văn hóa đọc là gì?
Văn hóa đọc là một hoạt động văn hóa của con người, thông qua việc đọc để tiếp nhận thông tin và tri thức. Đó là sự tích hợp của các yếu tố như nhu cầu đọc, thói quen đọc và được biểu hiện qua hành vi, tập quán đọc của cá nhân và cộng đồng.
Tầm quan trọng của văn hóa đọc
Việc đọc đóng vai trò quan trọng trong công cuộc bồi dưỡng, trau dồi kiến thức, kỹ năng và rèn luyện trí óc của con người. Cụ thể hơn, việc đọc đem lại những lợi ích to lớn như:
- Tăng cường kiến thức: Sách là một kho tàng tri thức khổng lồ, cung cấp cho con người những kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau như khoa học, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật,… Đọc sách giúp con người mở rộng hiểu biết, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh.
- Rèn luyện khả tư duy: Trong quá trình đọc sách, chúng ta phải suy nghĩ, phân tích kỹ càng để hiểu hết nội dung sách truyền tải. Đây chính là lúc chúng ta có thể rèn luyện khả năng tư duy logic, phân tích, tổng hợp, sáng tạo để phát triển tư duy, giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
- Phát triển ngôn ngữ: Sách là một nguồn tài nguyên phong phú về ngôn ngữ. Nếu bạn muốn mở rộng vốn từ, trau dồi khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách thành thạo thì đây sẽ là cách rất tốt để khai thác.
- Giúp thư giãn, giải trí: Không chỉ có những loại sách nặng về kiến thức, sách đa dạng và phong phú đến nỗi có thể đáp ứng mọi nhu cầu tìm kiếm thông tin. Các dòng sách tiểu thuyết, sách self help,… nhẹ nhàng sẽ giúp bạn thư giãn, tạm quên đi những căng thẳng, mệt mỏi mà chìm đắm vào từng câu chữ.
Tác động của văn hóa đọc tới phát triển STEM
STEM là mô hình giáo dục tích hợp kiến thức từ nhiều môn khác nhau, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Thay vì học từng môn tách biệt, STEM giúp trẻ rèn luyện tư duy đa chiều, tìm hiểu tường tận nguồn gốc của vấn đề bằng cảm nhận tai nghe, mắt thấy, tay làm.
Việc nâng cao văn hóa đọc có tác động rất lớn đến việc triển khai giáo dục STEM hiệu quả tại các cơ sở giáo dục, nhà trường, trung tâm trên toàn quốc.
Đối với giáo viên, việc đọc giúp:
- Trao dồi và tích lũy thêm kiến thức, từ đó thay đổi các phương pháp dạy học ứng dụng STEM một cách hiệu quả trong các bài giảng, hoạt động thực hành thực tế.
- Nâng cao kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, sáng tạo, giúp học sinh tiếp thu kiến thức STEM một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
Đối với học sinh, việc đọc giúp:
- Tiếp cận tri thức về các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học một cách toàn diện và sâu sắc.
- Phát triển tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện, trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Lợi ích khi hình thành văn hóa đọc cho trẻ
Đọc là một thói quen, một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Việc hình thành văn hóa đọc cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Kích thích trí tưởng tượng sáng tạo
Khi đọc sách, trẻ được tiếp xúc với những câu chuyện, những nhân vật, những tình huống mới lạ. Điều này giúp kích thích trí tưởng tượng của trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo của mình.
Mở rộng vốn từ cho trẻ
Sách là một kho tàng kiến thức và ngôn ngữ phong phú. Khi đọc sách, trẻ sẽ được tiếp xúc với những từ ngữ mới, những cách sử dụng ngôn ngữ mới. Khi đó, trẻ sẽ được mở rộng vốn từ, khả năng giao tiếp cũng tốt lên, có thể truyền tải trọn vẹn mong muốn của mình.
Tăng khả năng tập trung
Đọc sách đòi hỏi trẻ phải tập trung cao độ để theo dõi câu chuyện, để hiểu nội dung của sách. Khả năng tập trung của trẻ sẽ ngày càng tốt, từ đó giúp trẻ học tập và làm việc hiệu quả hơn.
Tăng cường kiến thức
Sách là một nguồn tri thức vô tận. Khi đọc sách, trẻ sẽ được tiếp cận với những kiến thức mới về nhiều lĩnh vực khác nhau như khoa học, lịch sử, văn hóa,… Điều này giúp tăng cường kiến thức cho trẻ, giúp trẻ hiểu biết hơn về thế giới xung quanh.
Phát triển trí tuệ cảm xúc
Sách không chỉ cung cấp kiến thức mà còn giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc. Khi đọc sách, trẻ sẽ được học cách thấu hiểu cảm xúc của bản thân và của nhân vật trong sách. Trẻ sẽ biết vui, biết buồn, biết thương cảm,… với từng cuộc đời nhân vật. Điều này có tác dụng rất lớn, giúp trẻ trở thành một người có EQ cao, có khả năng ứng xử tốt trong cuộc sống.
Các phương phát phát triển văn hóa đọc ở trẻ
Phát triển văn hóa đọc là một nhiệm vụ quan trọng của toàn xã hội. Để đạt được mục tiêu này, cần có sự chung tay của các cấp, các ngành và toàn dân.
Đầu tiên, cần xây dựng thói quen đọc sách ngay từ trong gia đình. Cha mẹ cần là tấm gương cho con trẻ noi theo. Cha mẹ nên dành thời gian đọc sách cùng con, khuyến khích con đọc sách ở mọi lúc, mọi nơi. Cha mẹ cũng cần lựa chọn những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi và sở thích của con để con phát triển đúng lứa tuổi.
Thứ hai, nhà trường cần đẩy mạnh công tác giáo dục về văn hóa đọc. Nhà trường cần đưa việc đọc sách vào chương trình giảng dạy, giáo dục học sinh về phương pháp đọc, kỹ năng tiếp cận sách, đọc sách có mục đích, tiêu chí lựa chọn sách. Nhà trường cũng cần tổ chức các hoạt động đọc sách ngoại khóa, các cuộc thi đọc sách,…
Thứ ba, các cơ quan, tổ chức và cộng đồng cần xây dựng phong trào đọc sách sâu rộng. Các cơ quan, tổ chức cần tổ chức các hoạt động đọc sách, các cuộc thi đọc sách, các câu lạc bộ đọc sách,… để thu hút đông đảo người dân tham gia.
Thứ tư, các nhà xuất bản, cơ sở in, đơn vị phát hành cần nâng cao chất lượng nội dung và hình thức xuất bản phẩm. Các nhà xuất bản cần đa dạng hóa các loại sách, đáp ứng nhu cầu đọc ngày càng cao của người dân.
Văn hóa đọc là một nền tảng quan trọng để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng xã hội học tập, phát triển đất nước. Mỗi người dân cần có ý thức về tầm quan trọng của việc đọc và tích cực tham gia các hoạt động phát triển văn hóa đọc.