Gù lưng ở trẻ em là tình trạng cột sống cong vẹo bất thường, thường xuất hiện ở độ tuổi dậy thì. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng cho trẻ. Bài viết này sẽ cung cấp cho cha mẹ thông tin về những tác hại của gù lưng ở trẻ em và những điều cần tránh để phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Mời cha mẹ tham khảo!
Gù lưng là gì?
Gù lưng là một căn bệnh học đường phổ biến mà trẻ còn đang đi học hay mắc phải. Đây là tình trạng cột sống cong quá mức, thường về phía trước hoặc sau, ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của cột sống và các cơ quan xung quanh. Theo các chuyên gia, gù lưng tiềm ẩn nhiều tổn thương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Do đó, việc tìm kiếm biện pháp phòng ngừa kịp thời là vô cùng cần thiết để tránh những hậu quả nguy hiểm lâu dài.
Nguyên ngân gây gù lưng ở trẻ
Chứng gù lưng ở trẻ em xuất phát từ nhiều nguyên nhân như
- Di truyền: Cấu trúc xương cột sống bất thường hoặc tiền sử gia đình mắc gù lưng khiến trẻ dễ bị ảnh hưởng hơn.
- Tư thế sai khi bế, đặt trẻ ngồi: Bế trẻ không đúng cách tạo áp lực lên cột sống, ảnh hưởng đến sự phát triển. Sử dụng ghế tập đi, ghế xe ô tô, ghế rung không phù hợp cũng dẫn đến gù lưng.
- Tư thế ngồi học sai: Ngồi học quá lâu, sai tư thế, đặc biệt khi sử dụng thiết bị điện tử, gây căng thẳng cho cột sống, dẫn đến gù lưng.
- Bệnh gù cột sống Scheuermann: Gây biến dạng hình chêm nguy hiểm ở cột sống, thường gặp ở thanh thiếu niên bị bệnh gầy.
Tác hại của gù lưng ở trẻ
Gù lưng ở trẻ em không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Khi cột sống bị cong vẹo quá mức, cấu trúc và chức năng của nó sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như suy dinh dưỡng, hạn chế vận động, thậm chí ảnh hưởng tâm lý.
Trẻ bị gù lưng thường xuyên gặp phải tình trạng đau lưng, mệt mỏi và khó chịu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể tiếp tục tiến triển và gây ra những biến chứng nặng nề trong tương lai.
Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị gù lưng ở trẻ em đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cha mẹ cần chú ý quan sát các dấu hiệu bất thường như vai cao hai bên không đều, lưng cong, gù ở vai hoặc lưng trên,… và đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Việc phát hiện và can thiệp sớm sẽ giúp cải thiện tình trạng gù lưng, đảm bảo sự phát triển toàn diện và sức khỏe tốt cho trẻ.
Các biện pháp ngăn ngừa chứng gù lưng ở trẻ
Để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc chứng gù lưng ở trẻ, ch mẹ cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa và cải thiện hiệu quả. Dưới đây là chuỗi giải pháp toàn diện mà BSUC khuyến nghị:
Khuyến khích trẻ vận động
Cha mẹ hãy cho trẻ tham gia các trò chơi vận động ngoài trời, tập thể dục thể thao và các hoạt động thể chất khác sẽ giúp trẻ em tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt của cơ bắp, từ đó giúp cải thiện tư thế và giảm nguy cơ gù lưng.
Hạn chế thiết bị điện tử
Sức hấp dẫn của thế giới ảo khiến ngày càng nhiều trẻ em đắm chìm trong các thiết bị điện tử, dẫn đến xu hướng nghiện màn hình ngày càng gia tăng, là lo ngại nhức nhối cho xã hội và giáo dục. Khi dành phần lớn thời gian cho điện thoại thông minh, máy tính, trẻ thường vô thức cúi gằm mặt, dán mắt vào màn hình. Hậu quả là vô số căn bệnh nguy hiểm xuất hiện như cận thị học đường, mỏi cổ vai gáy, và nguy hiểm hơn là tật gù lưng do thói quen ngồi sai tư thế trong thời gian dài.
Để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc các bệnh này, cha mẹ nên đặt ra giới hạn thời gian sử dụng hợp lý cho trẻ, từ 1-2 tiếng mỗi ngày, để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện cho con em mình.
Môi trường học tập chuẩn
Môi trường học tập và vui chơi nên được thiết kế để trẻ em có thể ngồi đúng cách, tức là lưng thẳng và vai vuông góc, và ghế bàn cần điều chỉnh theo chiều cao của trẻ.
Giáo dục tư thế chuẩn
Rèn luyện tư thế ngồi đúng từ khi còn nhỏ cho trẻ giúp hình thành thói quen tốt và bảo vệ sức khỏe cột sống. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, tư thế ngồi đúng theo quy tắc 3931 cần được tuân thủ và duy trì để mang lại hiệu quả tốt nhất. Quy tắc này bao gồm: 3 tấc từ đầu đến mép bàn, 9 tấc từ khuỷu tay đến mép bàn, 3 tấc từ hông đến đầu gối và 1 bàn chân đặt phẳng trên sàn. Nhờ áp dụng quy tắc này, trẻ em sẽ dần hình thành thói quen ngồi đúng cách cho dù tham gia vào bất kỳ hoạt động nào đòi hỏi thời gian ngồi lâu.
>>> Xem Thêm: Tư thế ngồi học đúng cho trẻ theo tiêu chuẩn của bộ y tế
Sử dụng bàn học thông minh chống gù
Tuy vậy, việc duy trì tư thế học tập đúng theo quy tắc 3931 là điều khá khó, đặc biệt với những trẻ hiếu động. Việc ngồi im một chỗ trong thời gian dài khiến các bé cảm thấy khó chịu và hạn chế khả năng vận động.
Hiểu được điều này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát minh ra bàn học thông minh chống gù cho trẻ em. Bàn học này có thể điều chỉnh linh hoạt chiều cao và độ nghiêng mặt bàn, giúp trẻ luôn giữ được tư thế ngồi thoải mái, giảm thiểu nguy cơ đau mỏi tay, vai và lưng. Khi kết hợp với ghế chống gù, hiệu quả phòng chống gù của bộ bàn ghế này càng được gia tăng. Nhờ vậy, trẻ có thể thoải mái học tập và vui chơi trong thời gian dài mà không lo bị mỏi người hay đau lưng. Bên cạnh đó, bàn ghế thông minh còn giúp trẻ định vị đúng tư thế ngồi, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Theo dõi và điều trị kịp thời
Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời là chìa khóa vàng trong điều trị gù lưng ở trẻ em. Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ hoặc chuyên gia xương khớp ngay khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống cho trẻ.
Bên cạnh những thông tin về tác hại của gù lưng ở trẻ và các biện pháp phòng tránh được chia sẻ trong bài viết này, cha mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ nhi khoa để được tư vấn cụ thể và phù hợp nhất với tình trạng của con.