Học sinh dành phần lớn thời gian ngồi học, trong đó, tư thế ngồi viết đóng vai trò then chốt cho sự phát triển khung xương và sức khỏe của các em. Việc duy trì tư thế đúng sẽ giúp các em tập trung, tiếp thu kiến thức hiệu quả và phòng tránh các bệnh lý về cột sống, mắt, tay. Tuy nhiên, nhiều học sinh vẫn ngồi sai tư thế dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn về tư thế ngồi viết đúng của học sinh để các em phòng ngừa vấn đề này. Mời bạn đọc tham khảo!
Thực trạng ngồi học của học sinh
Theo thống kê của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, tỷ lệ học sinh mắc cận thị và cong vẹo cột sống đang ở mức cao và có xu hướng gia tăng theo từng cấp học. Cụ thể, tỷ lệ cận thị là 26,14% và cong vẹo cột sống là 18,9%.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh, trong đó nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vẹo cột sống, gù lưng là do ngồi học sai tư thế và sử dụng bàn ghế không phù hợp với chiều cao. Việc sử dụng bàn ghế có kích thước cố định trong thời gian dài không đáp ứng được sự phát triển của trẻ, là yếu tố gây ảnh hưởng nặng.
Những tác hại của việc ngồi học sai tư thế
Ngồi học sai tư thế là một vấn đề phổ biến ở trẻ em, đặc biệt khi trẻ bước vào lớp 1. Việc này có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nếu không được điều chỉnh và can thiệp kịp thời.
- Lồng ngực của trẻ bị thu hẹp, phẳng dần, không còn nhô ra phía trước như bình thường. Góc xương bả vai cách xa cột sống và nhô lên, khiến cho trẻ bị gù lưng, cong vẹo cột sống rõ rệt, bụng phình ra phía trước.
- Tim bị chèn ép, giảm dung tích của phổi khiến trẻ thở không sâu, gây ảnh hưởng xấu tới lồng ngực, hô hấp khó khăn.
- Trẻ bị vẹo lưng, cong lưng, gù lưng. Dáng đi xấu. Tình trạng này kéo dài lâu dài sẽ gây thoái hoá cột sống, thoái hoá địa đệm và gai cột sống khi trẻ trưởng thành.
- Sức khỏe của trẻ bị suy giảm, yếu ớt, chậm lớn.
- Mắt trẻ phải điều tiết liên tục, dẫn đến tăng nguy cơ bị cận thị.
Hướng dẫn tư thế ngồi viết đúng của học sinh
Vậy tư thế ngồi viết như thế nào là đúng?
Tư thế lưng
Duy trì cột sống thẳng là yếu tố then chốt khi viết. Trẻ cần ngồi vuông góc với chỗ ngồi để đảm bảo cơ thể được cân bằng, hạn chế mỏi lưng và phòng ngừa các vấn đề về cột sống như gù, vẹo.
Tránh tì sát ngực vào mép bàn. Giữ khoảng cách phù hợp giữa ngực và bàn để tạo sự thoải mái, giúp dễ dàng di chuyển tay và tập trung vào việc viết. Cúi đầu nhẹ nhàng để theo dõi các nét chữ và quá trình di chuyển của bút.
Khoảng cách từ mắt đến vở
Khoảng cách lý tưởng từ mắt đến vở khi viết được khuyến nghị là từ 20 đến 30 cm. Khoảng cách này giúp trẻ duy trì tư thế ngồi thẳng lưng, đồng thời đảm bảo tầm nhìn rõ ràng cho chữ viết, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến mắt và hỗ trợ hình thành thói quen nhìn chữ chuẩn xác. Bên cạnh đó, môi trường tập viết cần được cung cấp đủ ánh sáng để tránh nguy cơ cận thị ở trẻ.
Cách đặt tay và chân
Hai chân cần được đặt trong trạng thái thoải mái, không gò bó hay co duỗi. Ba mẹ cần hướng dẫn học sinh đặt chân vuông góc với nền đất, hai bàn chân đặt phẳng trên sàn nhà. Việc này giúp giữ cho cơ thể cân bằng, tránh cong vẹo cột sống và giảm thiểu nguy cơ cận thị.
Ngoài ra, học sinh cần tránh dịch chuyển hay đung đưa chân qua lại khi viết bài. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến sự tập trung mà còn tạo thói quen xấu, ảnh hưởng đến tư thế ngồi và sức khỏe về lâu dài.
Khi viết, tay thuận cầm bút thực hiện thao tác viết, tay trái đặt nhẹ lên vở để giữ vở cố định, tránh xô lệch trong quá trình viết. Nếu trẻ ngồi viết lâu và cảm thấy mỏi nhức tay chân, cần cho trẻ nghỉ ngơi một lúc để thư giãn cơ thể.
Ba mẹ cần làm gì để tập cho con ngồi học đúng tư thế
Một số cách ba mẹ có thể làm để con ngồi học đúng tư thế hơn:
- Chuẩn bị môi trường học tập phù hợp: Bàn ghế có kích thước phù hợp với chiều cao của con, chuẩn bị đèn học đủ sáng, giảm thiểu các yếu tố gây xao nhãng như TV, điện thoại và các thiết bị điện tử khác trong khu vực học tập.
- Hướng dẫn con tư thế ngồi học đúng: Giữ lưng thẳng, vuông góc với mặt bàn, không khom hoặc gù người. Cúi đầu vừa phải, khoảng cách từ mắt đến sách vở hoặc màn hình máy tính khoảng 25 – 30 cm. Hai tay đặt thoải mái trên mặt bàn, khuỷu tay gập vuông góc. Hai bàn chân đặt phẳng trên sàn, không gác chân hoặc duỗi chân.
- Nhắc nhở và tạo thói quen cho con: Thường xuyên nhắc nhở con điều chỉnh tư thế ngồi học trong quá trình học tập. Khen ngợi con khi con ngồi học đúng tư thế.
- Tạo thói quen cho con tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai của cơ thể.
- Ba mẹ nên tập cho mình thói quen ngồi học đúng tư thế để làm gương cho con. Cùng con học tập và rèn luyện tư thế ngồi học đúng.
Hãy tạo cho trẻ có tư thế ngồi viết đúng của học sinh ngay từ khi còn nhỏ để bảo vệ sức khỏe và giúp trẻ phát triển toàn diện.